Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Phân loại theo số lượng hố của chậu rửa

Phân loại theo dạng này thì sẽ có 3 loại cơ bản là chậu 1 hố, chậu 2 hố, chậu 3 hố và khi đi kèm với từng loại này là có bàn hay không có bàn, có cài dao, có hố giác….



  • Chậu rửa bát 2 hố : có thể phân ra là chậu 2 hố bằng nhau hoặc chậu có 1 hố to 1 hố nhỏ, chậu 2 hố lệch có bàn chờ, chậu 2 hố bằng nhau có bàn. Với loại 2 hố này thì thường bạn mới tìm được mẫu có cài dao. Kích thước của loại này cũng phù hợp với nhiều không gian bếp.
  • Chậu rửa bát 1 hố : Chậu loại này dùng cho những gia đình có không gian bếp nhỏ, diện tích đặt chậu không nhiều. Thường chậu sẽ chỉ có 1 hố kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật, hoặc chậu gồm 1 hố có thêm bàn để đồ.
  • Chậu rửa bát 3 hố : thường chậu này sẽ có 2 hố to và kèm theo 1 hố nhỏ ở giữa hay có 3 hố gần bằng kích thước của nhau , có 3 hố và có thêm 1 bàn bên cạnh. Với kiểu dáng thiết kế này thì kích thước của chậu phải khá dài thường là từ 1m2 trở lên. Nếu bàn bếp nhà bạn thoải mái chỗ để dành cho chậu này thì hãy sử dụng nó, không thì nên chọn 2 loại bên trên

Phân loại theo cách lắp đặt


Nếu phân theo như thế này chỉ chỉ có 2 loại là chậu lắp âm bàn đá và chậu lắp dương bàn đá
Chậu rửa bát lắp âm bàn đá : là khi lắp đặt bạn phải cắt bàn đá xuống thấm khoảng 1mm để lắp đặt được. Ưu điểm của cách lắp này là trông đẹp, dễ vệ sinh hơn so với loại dương bàn, kiểu dáng cũng đẹp hơn. Nhược điểm là giá cả thường cao hơn nhiếu so với loại kia và khó lắp đặt hơn.
Chậu rửa bát lắp dương bàn: khi lắp đặt xong thì vẫn nhìn thấy gờ của chậu nổi nên trên bàn đá, gờ này thường không dày nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Ưu điểm của loại chậu này thường là giá rẻ, dễ lắp đặt và nhiều dễ lựa chọn kiểu dáng. Nhưng so với chậu âm bàn thì khi hoàn thành lắp đặt sẽ không đẹp bằng.

Có thể xem thêm tại đây:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét